DI TÍCH - DANH THẮNG DI TÍCH - DANH THẮNG

Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Đình
Publish date 12/07/2022 | 15:56  | Lượt xem: 42082

Giới thiệu về xã Phương Đình

Xã Phương Đình thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp xã Trung Châu và xã Thọ Xuân, Phía Nam giáp xã Đan Phượng và xã Đồng Tháp, Phía Đông giáp xã Thượng Mỗ, phía Tây giáp xã Thọ An và xã Thanh Đa (huyện Phúc Thọ).

Trải qua tháng năm, địa danh đã nhiều lần thay đổi. Thế kỷ thứ XIX quê ta gồm 2 tổng là tổng Thu Vĩ và Tổng Thiên Mạc thuộc huyện Đan Phương Phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây(1) (Tên làng xã Việt Nam), trước cách mạng tháng tám lập thành 5 xã: Phương Mạc, La Thạch, Ích Vịnh, Địch Vĩ, Cổ Ngõa. Khi cách mạng thánh tám thành công năm xã nhập thành 3 xã: Tam Long, Địch Vĩ, Cổ Ngõa. Năm 1948 để chỉ đạo kháng chiến được thuận lợi, 3 xã lại nhập thành xã Liên Minh. Năm 1972 được đổi tên là xã Phương Đình.

Diện tích toàn xã hiện nay rộng 6,13km2 với dân số 7.300 người, sống dải rác thành 9 thôn là Phương Mạc, La Thạch, Ích Vịnh, Địch Thượng, Địch Trung, Địch Đình, Địch Trong, Cổ Ngõa Thượng, Cổ Ngõa Hạ và 2 trại lẻ là trại Ích Vịnh và trại Cổ Ngõa. Đó là những làng cổ xen lẫn những làng mới được tạo thành. Bằng những ghi nhận quê ta có những vùng đất là ở vùng Cổ Ngõa, thời hai Bà Trương, dưới sự chỉ huy của Hải Diệu nhân dân đã đứng lên đánh giặc Hán. Ở Phương Mạc thời vua Đình, khi Phạm Bạch Hổ đóng quân ở vùng này, nhân dân đã tập hợp đông đảo dưới sự chỉ huy của Ông để bảo vệ xóm làng. Trong các làng còn một số hiện vật từ xa xưa để lại . Đình Phương Mạc còn một bộ bàn thờ Thời Lê, Chùa Tự Phúc Khánh ở Địch Đình có một tấm bia từ thời Minh Mệnh (thứ XVIII (1) (theo “Tổng hợp di tích lịch sử…) (của Ty Văn Hóa Hà Đông năm 1963).

Bên cạnh những làng cổ là những vùng đất mới, xưa kia khi dòng song đáy chảy qua giữa xã thì các làng Cổ Ngõa Thượng, Cổ Ngoã Hạ, Địch Trong, Địch Đình…là những làng nằm sát bên sông. Dần dần do sự thay đổi của dòng chảy mà tạo nên vùng bãi có nhiều gò cao, đầm trũng. Dấu vết dòng sông còn để lại đó là vùng đất trũng ngập nước chảy từ Trung Châu qua Địch Trong, Địch Đình… tới tận Phương Mạc; vùng đất đó nay còn mang tên Sông Cùng. Trải suốt mấy làng Địch còn dải đầm nước rộng mênh mông. Bên bờ đầm có những cây gạo lớn. Tương truyền xưa kia nơi đây là dòng sông dân chài chon những cành gạo làm nơi phơi lưới. cành gạo lớn dần thành những cây gạo cổ thụ.

Do đặc điểm như vậy nên đất đai Phương Đình không bằng phẳng, nơi thì gò đồng, nơi thì ruộng trũng và chia thành vùng bãi vùng đồng. Cả hai vùng nhân dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt. Vùng bãi thuận lợi cho việc trồng: Ngô, khoai, lúa, đậu, dâu tằm… vùng đồng đất đai bằng phẳng, màu mỡ chuyên trồng lúa nước. Ngoài tròng trọt nhân dân còn chăn nuôi nhiều trâu, bò, gà, lợn… đất rộng cỏ nhiều làm ngô nhiều lúa nên trâu, bò, gà, lợn ở đây rất chóng lớn. Xa xưa một số gia đình ven sông còn sống bằng nghề chài lưới.

 Mặc dù đất tốt, người dân cần cù lao động song sồng dưới chế độ cũ vô cùng cực khổ. Đất đai rơi gần hết vào tay bọn địa chủ nên ngoài thời vụ gieo trồng nhiều người lại phải đòn gánh, cái quốc kéo nhau đi các nơi kiếm sống. Cùng cực quá một số người phải bỏ hẳn làng quê đi làm thuê ở các đồn điền hầm mỏ.

Qúa trình đi lại giao lưu kinh tế là điều kiện để tin tức ở các nơi luôn được truyền về. Quê hương ta ở gần sông và đường quốc lộ lối liền Hà Nội- Sơn Tây; người miền suôi miền ngược qua lại nên mọi biến động ở các vùng xung quanh nhanh chóng rội về. Tin tức ở Hà Nội, Sơn Tây thường xuyên truyền đến. Xã nhà lại được gần huyện lị và thị trấn do đó tình hình trong huyện tác động đến rất nhanh, người dân hiểu và hoạt động kịp thời.

Chính do những đặc điểm trên mà thực Pháp và bọn phong kiến tay sai thường xuyên chú ý xây dựng vùng này để bảo vệ huyện lị của chúng. Lục lượng thống trị từ tổng đến xã luôn được củng cố. Bọn hào lý dung mọi thủ đoạn thống trị nhân dân ta. Chúng bắt bớ, đánh đập, phạt vạ những người làm  trái ý chúng. Những hủ tục, lệ làng đời này sang đời khác trói buộc dân ta. Để dễ bề thống trị bọn thực dân phong kiến ra sức dung chính sách ngu dân. Người dân không được học hành, không được bàn công việc xóm làng. Đình chung, điếm sở là nơi bọn Hào Lý rượu chè, hút sách, thét đánh dân nghèo. Chúng còn dung thần thánh, ma quái mê hoặc dân ta. Chúng khuyến khích đạo phật, đạo thiên chúa, bói toán, sóc thẻ… phát triển. Chỉ một xã mà xây tới 3 nhà thờ, các Cha Cố thường xuyên đến tuyên truyền, giảng đạo. Cùng với các thủ đoạn đó cùng với các tổ chức đảng phái phản động… bọn này tuyên truyền chống phá cách mạng. Những hành động tàn bạo của giai cấp thống trị làm cho người dân đã đau khổ về thể xác lại cùng cực về tinh thần. Chính lỗi khổ đau đó làm cho nhân dân ngày càng hờ căm bọn thống trị, chỉ chờ có dịp là vùng lên đánh đổ kẻ thù.

Những điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội như thế đã tác động rất lớn đến đời sống và phong trào đấu tranh của nhân dân quê ta.

Đời này sang đời khác lớp lớp người đã đứng dậy đấu tranh. Qúa trình đó đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2. Nhân dân Phương Đình có truyền thống cần cù dũng cảm trong lao động à sản xuất.

Dòng sông Hồng sông đáy chảy qua vùng bãi trở phù sa màu mỡ cho đồng ruộng, đất đai thuận lợi cho việc trồng ngô, trồng lúa. Đời này sang đời khác nhân dân quê ta san gò, lấp trũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn. Chỉ có số ít đất đại ở vùng Cổ Ngõa được cải tạo rừ lâu đời, đất đai bằng phẳng, màu mỡ chuyên trồng lúa nước còn đa số là vùng bãi. Dọc từ Địch Trong qua Địch Đình, Địch Trung… đến tận Phương Mạc đồng đất khác nhau. Xưa kia nơi đây có dòng sông chảy qua những bãi phù sa nổi lên rôi con sông chuyển dòng biến thành gò bãi. Nhân dân các làng ven sông ra san gò lấp trũng tạo thành đồng ruộng. Đất đai thích hợp cho việc trồng màu; hạt ngô hạt đậu gieo xuống chẳng bao lâu đã mọc lên tươi tốt. Nhân dân ta cần cù lao động. Dù nắng hạn cháy đồng, dù lụt tràn khắp bãi vẫn chịu khó bới đất lật cỏ để làm ra từng hạt lúa củ khoai. Sống bên dòng sông lớn, nên về mùa mưa lũ con sông là mối đe dọa khủng khiếp. Có năm nước lên cao làm ngập cả một vùng rộng lớn, lúa ngô bị thối, gia súc bị chết, nhân dân đói khổ. Nhưng có mùa hạn đồng ruộng nứt nẻ bà con phải truyền nhau tát từng gầu nước ở đầm Địch lên những cánh đồng xa vùng La Thạch, Ích Vịnh… cái khó khăn đó khiến người dân quê ta phải tìm tòi đúc rút kinh nghiệm, ra sức chăm bẵm để làm ra nhiều lúa ngô. Cùng với trồng trọt bà con còn tích cực chăn nuôi. Đất bãi rộng dài nên nuôi châu bò rất thuận tiện. Lắm lúa nhiều khoai nên con lợn con gà lớn nhanh trông thấy. Cũng như bà con làm ruộng, người dân chài chăm chỉ làm ăn. Xa xưa khi dòng sông chảy qua xã, tôm cá rất nhiều. Dân chài vạn vĩ sáng sáng rong thuyền ra sông đánh cá. Chiều về thuyền cập bến ven làng. Cảnh chài lưới rất nhộn nhịp. theo năm tháng con sông chuyển dần, bà con một số chuyển sang làm ruộng còn một số chuyển ra đánh cá trên sông Hồng.

Sống bên sông nước, nhân dân xã ta đời này sang đời khác đã phải chống trọi với thiên tai để giành cuộc sống ấm no. Nhân dân vẫn còn truyền lại câu truyện đắp đê ngăn lũ như một bài ca về long dũng cảm chống thiên tai của dân làng. Vào thời Lê thánh Tông, người con của quê hương là Ông Nghè, Lê Bình ở Cổ Ngõa thấy làng quê nhiều năm bị lũ lụt tàn phá, ông đã đứng ra tổ chức nhân dân đắp con đê chạy suốt từ Phùng qua Cổ Ngõa đến tận kẻ Mỗ, rồi lại xẻ con ngòi thoát nước ra sông. Trong tiếng trống thùng thùng, bà con thi nhau gánh đất đắp đe. Chỉ một thời gian ngắn con đê được hình thành. Rồi qua bao đời bồi trúc, con đê ngày một nâng cao. Bên dòng sông bao la con đê quê ta sừng sững ngăn dòng nước lũ. Từ đó đồng ruộng làng quê trong đê thoát khỏi cảnh lũ lụt tàn phá. Rồi con sông chuyển dòng, bà con lại quai đê lấy đất làm ruộng. Một con đê dài chạy từ Thọ Vực qua Phương Mạc, La Thạch đến Thọ Lão được bà con trong xã cùng nhân dân các vùng lân cận chung tay xây đắp. Từ đó tất cả các xã trong vùng bãi đều thoát cảnh lụt lội.

Có thể nói cuộc sống, lao động ở vùng ven sông này đã hun đúc cho nhân dân quê ta đức tính cần cù, dũng cảm đấu tranh chống thiên tai, cải tạo đồng ruộng, làm ra ngô lúa, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Cùng với truyền thống tôt đẹp trong sản xuất quê hương ta còn có truyền thống đẹp đẽ trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức và giặc ngoại xâm.

3. Nhân dân Phương Đình giàu lòng yêu nước, kiên cường bất khuất đấu tranh  chống cường quyền, áp bức và giặc ngoại xâm.

Người dân quê ta yêu cánh bãi, dòng sông, yêu cây đa bến nước. Mỗi tấc đất nơi đây là mồ hôi, máu thịt của bao đời khai phá, giữ gìn. Các cụ già trong làng vẫn thường kể lại cho con cháu nghe về thuở xưa ông cha ta đáng giặc. Vào những năm đầu của thế kỉ thứ nhất, đất nươc ta bị giặc Hán đô hộ. Dưới ách thống trị tàn bạo của chúng, người dân quê ta vô cùng cực khổ. Tại làng Cổ Ngõa Thượng có người con trai tên là Hải Diệu. Hàng ngày thấy lũ giặc giết người cướp của ông căm tức vô cùng. Hải Diệu rủ mười người bạn trong làng chiêu mộ được hơn một nghìn quân. Ngày đêm mọi người ra sức luyện tập chống lại giặc thù bảo vệ xóm thôn. Mùa xuân năm 40 hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Hải Diệu cùng nghĩa binh và dân làng nô nức đến Hát Môn yết khiến hai Bà. Dưới cờ khởi nghĩa của hai Bà, Hải Diệu cùng nghĩa binh chiến đấu rất dũng cảm. Khi hai Bà phát binh đi đánh các châu, quận thì ông được cử làm tướng cầm quân đi đánh giặc ở Cửu Chân… Ông cùng nghĩa binh lập được nhiều chiến công góp phần đuổi giặc Hàn giành lại non sông. Khi Mã Viện sang xâm lược, Hải Diệu chiến đấu trong đạo tiền quân. Trong trận chiến đấu quyết liệt ở Cấm Khê ông đã hy sinh anh dũng. Tưởng nhớ công lao của ông, các đời vua sau phong ông là Hải Diệu Đại Vương. Nhân dân Cổ Ngõa lập đình thờ ông tại làng.

Cũng như vùng Cổ Ngõa, từ đời này sang đời khác nhân dân Phương Mạc luôn truyền lại câu truyện về vị tướng Phạm Bạch Hổ. Vào thời nhà Đinh, ông Phạm Bạch Hổ chiến giữ một vùng rộng lớn nơi đây. Thấy đất vùng nầy màu mỡ ông tổ chức nhân dân khai phá lập làng. Trai tráng được ông truyền võ nghệ để bảo vệ quê hương. Cả một vùng rộng lớn không còn bọn cướp quấy nhiễu. Nhân dân yên ổn làm ăn. Tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân đã lập đình thờ ông.

Ở Ích Vịnh nhân dân lập đình thờ ông Cao Hạnh người có công đánh giặc cứu nước. Ở Địch Đình nhân dân thờ ông Linh Lang…khắp nơi trên mảnh đất này đâu cũng vang tên những người con dũng cảm của quê hương , đất nước. Đời tiếp đời người dân quê ta luôn sẵn sang đánh trả bọn xâm lăng. Mỗi khi đất nước có chiến tranh, trai làng nô nức tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước; gái làng ở nhà chăm lo việc gia đình, việc đồng áng. Khi giặc thù đến quê hương thì từ cụ già đến em nhỏ đều nhất tề đứng lên bảo vệ xóm làng. Nhiều người vẫn kể lại câu truyện: tháng 9 năm 1983 Thực dân Pháp hành quân đánh chiếm Sơn Tây, khi đến vùng này chúng đã bị trẻ già, trai, gái đứng lên quân đội của triều đình đón đánh. Địch đi đến đâu đều bị ta phục đánh. Nhiều nơi chiến trận diễn ra rất ác liệt. Sau 2 ngày quần nhau dữ dội, giặc Pháp bị giết khá nhiều, chúng đành phải rút quân về Hà Nội.

Khắp làng quê ta các cụ già thường kể lại cho con cháu nghe những câu truyện của quê hương như nhắc lại truyền thống tốt đẹp của xóm thôn mình.

4. Dưới thời đế quốc phong kiến, nhân dân Phương Đình vô cùng cực khổ.

Dù Phương Đình có bãi rộng, sông dài, nhân dân cần cù chăm chỉ làm ăn, kiên cường bất khuất chống quân xâm lược, nhưng sống dưới chế độ thực dân, phong kiến nhân dân lao động vô cùng cực khổ, ruộng đất trong đồng ngoài bãi phần lớn rơi vào tay bọn địa chủ, ngay con cá dưới sông cũng không phải của mình. Nhiều người lam lũ một nắng hai sương, chăm chỉ san gò lấp trũng khai phá được ít đất nhưng do đói kém buộc phải bán cho bọn địa chủ. Bao mồ hôi đổ xuống cho ngô lúa lên xanh, song mùa về lúa ngô lại chạy vào đầy bồ của bọn nhà giàu, nhiều gia đình phải ăn khoai nước thay cơm hàng tháng, rồi khoai nước của gia đình cũng hết, lại phải đi vay của bọn địa chủ. Khi đói kém vay khoai nước để ăn, song mùa đến lại phải trả chúng bằng ngô, lúa. Nhiều gia đình không đủ ngô lúa để trả nợ đã phải nai lưng làm công cho chúng. Việc làm không đủ miếng ăn bà con lại lũ rủ nhau mang quốc, mai, đòn gánh… đi làm đất đấu kiếm sống ở phương xa, đói khát cùng khổ đã đẩy người dân đến cảnh cùng đường phải bán đất, bán nhà tha phương cầu thực. Có người không chịu nổi cảnh địa chủ, cường hào áp bức, bóc lột phẩn uất đã chống lại chúng nhưng cũng không thay đổi được cuộc đời. Làng quê ngày càng xơ xác tiêu điều.  Đường làng ngõ xóm lầy lội, bẩn thỉu. Nhà của lụp xụp. Cả xã chỉ có 10 nóc nhà của bọn nhà giàu làm bằng gạch ngòi còn toàn nhà tranh vách đất, phên che. Nhiều gia đình chỉ có một, hai chiếc chõng, mùa đông giá rét mọi người phải chui vào ổ rơm, bao tải rách thay chăn, Cuộc đời của nhân dân ta tưởng đói khổ như thế là cùng nhưng khi giặc Nhật nhảy vào xâm chiếm nước ta, cũng như nhân dân cả nước, nhân dân quê ta phải chịu cuộc đời vô cùng đen tối một cổ ba tròng. Giặc Nhật ra sức vơ vét lúa gạo, tàn bạo hơn nữa là chúng bắt nhân dân ta nhổ ngô, lúa trồng đay cả một vùng rộng lớn từ Địch Trong qua Địch Đình, Địch Trong tới tận La Thạch, Phương Mạc… ngô đang xanh non mơn mởn bị giặc Nhật bắt phải chặt bỏ. Chém những cây ngô mà lòng mọi người quặn đau như phải chem những đứa con mình. Giặc Nhật, giặc Pháp và bè lũ phong kiến tay sai đã gây tội ác tày trời. Nạn đói năm 1945 diễn ra vô cùng khủng khiếp đã làm xã ta có tới 101 gồm 591 người chết đói. Chỉ tính riêng thôn Địch Trung có có đến 10 gia đình bị chết cả nhà. (1) (gia đình ông Mã, ông Quác…).

Có ngày trong xã hàng chục người chết. Nhiều người chết không có ván chon đành phải bó chiếu mang ra đồng. Có những trường hợp người đi chôn ra đến đồng cũng bị chết. Cảnh “đi năm về ba” không hiếm ở xã nhà, nhiều gia đình đói quá phải rời bỏ quê hương không bao giờ trở lại (1) (Hai bố con ông cả Dạ, ông Cung, anh Thiện, anh Khôi, anh Cường, anh Kiên.). bọn thực dân phong kiến tìm mọi cách đầu độc dân ta. Lễ giáo phong kiến, hủ tục xã hội đè nặng lên người dân. Cảnh ma chay, cưới xin ăn uống linh đình khiến nhiều người sạt nghiệp. Vì lệ làng bó buộc, vì gia đình nghèo tùng mà nhiều người trong xã ta không có tiền lấy vợ (2) (anh Ngộc, ông Vẫn, ông Cong, ông Học, ông Trưởng Viên…). Lễ giáo phong kiến gay bao cảnh bất công trái ngược. Ở Cổ Ngõa có gia đình mua ngôi cho cả đứa trẻ, khi đứa bé đình làng nhiều cụ già vẫn phải hầu hạ. Để có tiền chè chén, bọn hào lý xúi bẩy, khích dân làng tranh chấp, kiện tụng lẫn nhau. Nhũng trận đánh nhau, những lần kiện tụng rút cục hai bên chỉ đem tiền đến cống cho bọn hào lý, còn mình thì thiệt người hao của. Chỉ vì cái cột mốc ở cánh đồng bãi nồi ven sôngĐáy mà mấy năm liền làng La Thạch và làng Phương mạc xung đột, đánh chem., kiện tụng nhau. Bọn hào  lý được dịp “ Đục nước béo cò”. Năm nay sang năm khác chúng không phân xử dẫn đến dân hai làng đánh nhau đổ máu, chết người(3).

 

Cùng với lệ làng giàng buộc, bọn thống trị còn lợi dụng tôn giáo mê hoặc dân ta và những người theo các tôn giáo khác nhau. Chúng muốn người dân ngày càng ngu dốt, mâu thuẫn, đánh chém lẫn nhau để càng dễ bề thống trị.

Đói khát về vật chất, đau khổ về tinh thần đã làm cho người dân quê ta uất ức hờn căm và đã tìm cách chống lại kẻ thù, Khi bị địa chủ cường hào áp bức nhiều người đã phần uất chống lại, Khi bị bắt đi phu, đi lính mọi người tìm cách bỏ trốn. Một số bà con ở Địch Đình rủ nhau chống thuế. Có những thanh niên tìm cách đánh trả lại cường hào. Người dân quê ta vô cùng căm hận bọn thực dân phong kiến; mọi người chỉ chờ có thời cơ là nhất tề vùng lên dập tan xiềng xích giành lấy tự do, độc lập.