GIới thiệu chung GIới thiệu chung

Giới thiệu xã Phương ĐÌnh
Publish date 26/02/2021 | 10:51  | Lượt xem: 20581

 

 

Phương Đình là một trong 16 đơn vị hành chính của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nhân dân Phương Đình cần cù, dũng cảm trong lao động; kiên cường, bất khuất trong chiến đấu.

Nằm bên bờ sông Hồng và sông Đáy, từ bao đời nay, người dân nơi đây phải vật lộn với thiên tai, lũ lụt để cải tạo đồng ruộng, xây dựng quê hương. Vốn giàu lòng yêu quê hương, đất nước, mỗi khi có giặc ngoại xâm, nhân dân Phương Đình muôn người như một cầm vũ khí đứng lên bảo vệ xóm làng.

Trải qua 2 cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân Phương Đình tiếp tục bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; lập thành tích to lớn, đưa Phương Đình trở thành “quê hương bốn đẹp” của tỉnh Hà Tây, là nơi điển hình về chăn nuôi trâu, bò giỏi của tỉnh. Năng suất lao động ngày một tăng nhanh. Đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Đảng bộ vinh dự hai lần được tặng cờ Đảng bộ vững mạnh; được đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về thăm.

Những trang sử vẻ vang của quê hương tiếp tục được bồi đắp cho bao thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã có nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về lịch sử quê hương nói chung, lịch sử Đảng bộ xã Phương Đình nói riêng, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ càng thêm tự hào tiếp bước các thế hệ đi trước, tiếp tục lao động sản xuất, học tập, công tác xây dựng quê hương Phương Đình ngày càng giàu đẹp, văn minh.  

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 22 km về phía Tây, xã Phương Đình có tuyến tỉnh lộ 417 chạy qua, nối liền Quốc lộ 32 từ thị trấn Phùng đi các xã Thọ Xuân - Thọ An - Trung Châu. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 625,47  ha, dân số gần 13.031 nhân khẩu với 3.091 hộ sinh sống ở 10 thôn (Phương Mạc, La Thạch, Ích Vịnh, Địch Thượng, Địch Trung, Địch. Địa bàn rộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, 99,8% đường giao thông dân sinh được bê tông hóa; có 10/10 thôn có nhà văn hóa;  9/10 thôn đạt danh hiệu làng văn hoá. Toàn xã có 388 đảng viên ở 17 chi bộ, trong đó có 10 chi bộ nông thôn, 01 chi bộ cơ quan, 04 chi bộ nhà trường, 01 chi bộ trạm y tế, 01 chi bộ Hợp tác xã. 4/4 trường học đạt chuẩn quốc gia;

-Trên địa bàn xã hiện nay có 5 đình, 6 chùa, 01 quán. 3 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, đó là: đình Phương Mạc, đình Địch Vỹ, đền - chùa Cổ Ngõa Thượng.

+ 3 di tích được công nhận di tích cấp tỉnh, thành phố: Quán La Thạch, đình Cổ Ngõa Hạ và đình Ích Vịnh.

+ Di tích miếu Địch Trung, đình Cổ Ngõa Hạ, chùa Phương Mạc, chùa La Thạch, chùa Địch Đình, chùa Ích Vịnh cùng với nhà thờ Thiên Chúa giáo Địch Thượng, Ích Vịnh đang được nhân dân bảo tồn, tôn tạo và sinh hoạt tín ngưỡng lành mạnh phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân.

- 10/10 thôn có quy ước, hương ước làng. 8/10 thôn xây dựng và đã phát hành xong cuốn truyền thống lịch sử văn hóa thôn làng.

- Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/HU (2013) của Huyện ủy, Nghị quyết 40 (2013) của Đảng ủy Triển khai đến 100% Đảng viên, hội viên, đoàn viên ký cam kết với chi hội, chi đoàn về thực hiện tốt nếp sống văn hóa; Số đoàn viên, hội viên các đoàn thể dự 16 hội nghị với 4188 người = 100% tổng số đoàn viên, hội viên. Số đoàn viên, hội viên đã ký cam kết thực hiện tính đến 30/11/2014: 4188 người = 100%/ tổng số đoàn viên, hội viên. Hộ gia đình đã ký cam kết thực hiện tính đến 30/11/2014: 2652/2671 hộ = 99,3%/ tổng số hộ gia đình.

+ Việc tổ chức tiệc cưới bảo đảm gọn trong một ngày; khách mời giảm hơn so với năm trước, chủ yếu là người thân trong họ hàng, bạn bè thân thích, số đám cưới mời khách dưới 300 khách = 857/857 đám. Số đám cưới là đảng viên 01 đám và con của cán bộ đảng viên là 03 đám. Ban vận động các thôn với nòng cốt là các thành viên của Ban vận động đã trực tiếp đến vận động được 650 gia đình làm cơ sở để các gia đình khác noi theo.....

+ Nhờ việc tuyên truyền mạnh mẽ nên nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hỏa táng ngày càng tăng hơn, tính từ 3/2013 đến 31/03/2018 toàn xã có 74/278 ca hỏa táng, đạt tỷ lệ 26,62%. Việc xây dựng các nghĩa trang nhân dân, xây tường bao, cổng nghĩa trang, nhà hậu phúc theo phương thức vừa hỗ trợ từ ngân sách vừa xã hội hóa để xây dựng nghĩa trang được các thôn hưởng ứng, trị giá số tiền xã hội hóa 630 triệu đồng; xây dựng và sửa chữa khu di tích đình làng trị giá trên 11 tỷ đồng.

Trên địa bàn xã có 10 thôn tương ứng với 10 lễ hội truyền thống thường niên theo phong tục tập quán của từng thôn. Phần lễ cơ bản được các thôn tổ chức có tính truyền thống, không kéo dài thời gian như trước đây.

+ Việc mừng thọ được tổ chức theo địa bàn thôn vào dịp tết Nguyên đán đã đi vào nền nếp, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm thể hiện rõ sự tôn vinh kính trọng Người cao tuổi. Cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành đoàn thể động viên, thăm hỏi tặng quà từ năm 2013 đến nay cho 899 cụ tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 số tiền quà của nhà nước 514.800.000 đồng, ngoài ra các thôn còn vận động các nhà hảo tâm tặng 332 suất quà động viên Hội người cao tuổi tổng số tiền quà trên 38 triệu đồng.

+ Đảng, Chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, các cấp ủy chi bộ, các thôn đã tích cực triển khai trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng thực hiện “Ứng xử văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, nói lời hay, làm việc tốt” gắn với đẩy mạnh "Học tập làm theo, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới- đô thị văn minh”, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

- Bên cạnh phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa - xã hội phát triển sôi nổi, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào thể dục, thể thao tiếp tục được duy trì, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được triển khai, đẩy mạnh mang lại hiệu quả. Thực hiện Chỉ thị 06 (2013), Kết luận 62 của Huyện ủy, Nghị quyết 15 của Đảng ủy về xây dựng, chỉnh trang thôn, làng văn hóa xanh - sạch - đẹp, toàn xã đã làm được 99 ngõ xóm với 9.408,7 m đường làng ngõ xóm, 11.592,7 m cống rãnh thoát nước có nắp đậy kiên cố bằng, với tổng số nguồn xã hội hóa trên 7 tỷ đồng. Có 54 hộ dân đã tự nguyện hiến 407 m2 đất thổ cư để xây dựng đường làng ngõ xóm.

- Thực hiện tốt kế hoạch số 21a/KH-UBND ngày 27/3/2017 của UBND xã về thực hiện đặt tên đường, đánh số, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng và đường nở hoa trên địa bàn xã. Đảng ủy- UBND xã đã chọn thôn Ích Vịnh làm điểm được cán bộ và nhân dân đồng tình hưởng ứng cao, đặc biệt vai trò của đồng chí Trưởng thôn hết sức quan trọng trong việc tổ chức, vận động nhân dân xã hội hóa đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Trong khoảng thời gian rất ngắn phong trào “đường có hoa, nhà có số” đã có sự lan tỏa rộng khắp trong toàn xã: đã gắn được 2.927 biển số nhà; 33 biển chỉ dẫn đường; 172 biển chỉ dẫn ngõ; 95 biển chỉ dẫn ngách; xây dựng được gần 4 nghìn m dài; với 128 chậu hoa và trên 180 bồn trồng trực tiếp trị giá gần 600 triệu đồng và 700 ngày công lao động; tạo điều kiện trong việc chỉnh trang diện mạo nông thôn, thuận lợi cho công tác quản lý hành chính, tiếp cận văn minh, hiện đại; làm xanh – sạch – đẹp cảnh quan làng xóm, góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

 (Tại thời điểm cập nhật năm 2018)