Tin hoạt động Đảng - Đoàn thể Tin hoạt động Đảng - Đoàn thể

Các trạm BTS có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người hay không
Ngày đăng 12/06/2024 | 08:58  | Lượt xem: 209

Việc quản lý phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động

Các trạm BTS có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người hay không

Sóng điện thoại di động là sóng điện từ trường, các trạm phát sóng điện thoại di động thường xen lẫn các khu dân cư, vì vậy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của sóng điện thoại di động tới sức khoẻ con người ngay từ khi xuất hiện điện thoại di động đã là vấn đề quan tâm không chỉ riêng Việt Nam, mà của hầu hết các nước và nhiều tổ chức quốc tế.

Trên thế giới, tính đến nay có khoảng 5 tỷ máy di động và các mạng di động này đều sử dụng cấu trúc tế bào có nghĩa là với một khoảng cách nhất định cần có một trạm thu phát sóng (BTS) để phục vụ các máy di động trong khu vực. Đối với quốc tế, các tổ chức quốc tế có liên quan đã tổ chức nghiên cứu và có các văn bản khuyến nghị về vấn đề này, đặc biệt là Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Uỷ ban quốc tế về phòng chống bức xạ phi ion hoá (ICNIRP) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Các nghiên cứu này đều kết luận: “Qua xem xét mức độ phơi nhiễm rất thấp và các kết quả nghiên cứu thu thập tới nay, chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy tín hiệu tần số vô tuyến điện yếu từ các trạm thu phát vô tuyến và các mạng vô tuyến gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe”. Kết quả nghiên cứu cũng xác định mức độ an toàn (gọi là mức phơi nhiễm trường điện từ an toàn) đối với khu vực sinh sống của người dân.

Ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005 “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong giải tần 3KHz đến 300 GHz”. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành quy chuẩn quốc gia QCVN 8:2010/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng”.

Trong quá trình xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho các đơn vị chức năng về phương diện kỹ thuật và công nghệ là: Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường Chất lượng, các đơn vị nghiên cứu của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Bưu chính viễn thông là 3 cơ quan đứng đầu về mặt phát triển công nghệ, các cơ sở nghiên cứu mạnh, nghiên cứu về các kỹ thuật, các thông số của các trạm thu phát sóng và các máy điện thoại di động. Bộ Khoa học và công nghệ cũng giao cho các Viện nghiên cứu khác liên quan đến sức khỏe con người như Viện Y học Lao động vệ sinh môi trường của Bộ Y tế, Khoa Y học vệ sinh môi trường của Học viện quân y, Viện Nghiên cứu kỹ thuật và Bảo hộ lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu những ảnh hưởng tới sức khỏe con người, cũng như tới môi trường, động thực vật, sinh sống và tồn tại. Cho đến nay các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nhưng kết quả ban đầu rất quan trọng cho thấy: Với dải tần số của sóng vô tuyến với công suất của các thiết bị của các trạm thu, phát và các thông số kỹ thuật của các máy điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học cụ thể để có thể khẳng định rằng sóng do các trạm thu, phát kể cả các máy điện thoại di dộng từng cá nhân sử dụng, gây ảnh hưởng xấu, có hại đến sức khỏe con người.

Để đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy, Bộ Khoa học và Công nghệ đã yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham khảo các tài liệu cũng như là toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn của một số tổ chức khoa học công nghệ thế giới và một số nước công nghiệp phát triển. Ví dụ như nghiên cứu các kinh nghiệm và kết luận của Tổ chức Y tế thế giới, của Uỷ ban Quốc tế về phòng chống bức xạ phi ion hoá (ICNIRP), của Hiệp hội điện tử viễn thông của Hoa Kỳ và các tổ chức khác của Nhật, Úc và Liên minh Châu Âu. Kết quả cho thấy toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chuẩn của Việt Nam hiện nay phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ quốc tế. Qua kết quả nghiên cứu của các cơ quan Việt Nam cho thấy thể chất của người Việt Nam có khác với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ, cho nên quy chuẩn có khuyến cáo sử dụng những mức độ thấp, tức là tiêu chuẩn cao hơn so với các quốc gia mà thể chất con người lớn và khỏe hơn người Việt Nam.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO kết luận: “Các bằng chứng khoa học hiện nay cho thấy phơi nhiễm trường điện từ của phổ vô tuyến phát xạ từ các máy điện thoại di động và các trạm thu, phát gốc không gây ung thư và không thúc đẩy ung thư phát triển”.

Người dân cần sống cách trạm BTS bao nhiêu để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của trạm?

Vấn đề không phải là quy định rõ khoảng cách an toàn mà cần đảm bảo nơi nào có sự có mặt của người dân (trừ cán bộ kỹ thuật) thì nơi đó phải an toàn.

Một trạm BTS trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn về phơi nhiễm sóng điện từ trường và cấp giấy chứng nhận kiểm định thì trạm BTS đó đủ điều kiện hoạt động và đảm bảo an toàn cho người dân.

Hiện nay pháp luật có quy định xử lý như thế nào về việc lắp đặt các trạm BTS không đúng tiêu chuẩn? Người dân cần liên hệ với cơ quan nào để phản ánh về vấn đề này?

Hiện nay, các doanh nghiệp lắp đặt trạm BTS (chính xác là lắp cột anten) theo các hình thức như: lắp đặt trên cột tự đứng độc lập; lắp đặt trên cột cao của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác như phát thanh, truyền hình hoặc lắp đặt trên nóc các công trình xây dựng có sẵn như của nhà dân, cơ quan.vì thế, sẽ không phù hợp thực tế nếu đưa ra quy định cứng về việc lắp đặt trạm BTS. Trên phương diện quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý chặt khâu cuối cùng, tức là dù doanh nghiệp lắp đặt trạm BTS ở đâu, theo hình thức nào, thì trước khi đưa trạm BTS vào khai thác, hoạt động phải được kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định để đảm bảo an toàn cho người dân.

Bộ đã hướng dẫn các doanh nghiệp cần căn cứ vào các quy định, nghiên cứu và ban hành Quy trình xây dựng và hoàn thiện trạm thu phát sóng thông tin di động, bao gồm cả việc xử lý khi có các khiếu kiện của người dân.

Trước khi doanh nghiệp đưa trạm BTS vào khai thác, sử dụng thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục kiểm định cho trạm BTS đó. Nếu trạm BTS vi phạm quy định về an toàn bức xạ điện từ trường thì doanh nghiệp phải tiến hành khắc phục, trường hợp không thể khắc phục được thì theo quy định doanh nghiệp phải dừng hoạt động trạm BTS này hoặc di dời sang vị trí khác.

Người dân có thể liên hệ với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội hoặc Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông quan để phản ánh vấn đề trên. Các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm định an toàn bức xạ điện từ trường là Vụ Khoa học Công nghệ và Cục Viễn thông.

Nếu việc lắp đặt trạm BTS đúng quy định, đúng tiêu chuẩn mà người dân cản trở thì có bị xử lý hay không?

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp di động thường xuyên phải nâng cấp, tối ưu mạng lưới của mình để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tốt nhất, qua đó người dân, khách hàng được sử dụng dịch vụ chất lượng tốt với chi phí ngày càng giảm, quyền lợi của khách hàng, của người dân được nâng cao.

Bên cạnh quyền lợi là vấn đề trách nhiệm: trạm BTS là thiết bị mạng viễn thông, là thành phần tạo nên hạ tầng viễn thông. Theo Điều 5 Luật Viễn thông quy định:

Điều 5. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin

  1. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viên thông và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân; trường hợp phát hiện các hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng vin thông, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
  2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vin thông không được gây hại đến môi trường và hoạt động kinh tế - xã hội khác. Tổ chức, cá nhân trong các hoạt động của mình không được gây nhiu có hại, làm hư hỏng thiết bị công trình, mạng vin thông, gây hại đến hoạt động của cơ sở hạ tầng vin thông.
  3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng vin thông. Doanh nghiệp vin thông công cộng, chủ mạng vin thông dùng riêng, đại lý dịch vụ vin thông và người sử dụng dịch vụ vin thông dùng riêng, đại lý dịch vụ vin thông và người sử dụng dịch vụ vin thông có trách nhiệm bảo vệ mạng vin thông, thiết bị đầu cuối của mình và tham gia bảo vệ cơ sở hạ tầng vin thông công cộng... ”

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Cục Vin thông cung cấp một số thông tin tuyên truyền về ảnh hưởng phơi nhim sóng điện từ của các trạm BTS.